Thị trường smartphone luôn biến động và ngày càng có nhiều cải tiến mới để bắt kịp với xu thế phát triển. Tuy nhiên, có nhiều tính năng vừa mới xuất hiện nhưng lại không phù hợp và nhanh chóng bị đào thải.
1. Bộ truyền tín hiệu FM
Bộ truyền tín hiệu FM là viết tắt của FM Transmitter, trước khi Bluetooth và wifi trở nên phổ biến người ta đã dùng giải pháp này để kết nối các thiết bị với nhau. Hầu hết điện thoại ngày nay đều có bộ tiếp nhận FM (FM Receiver) nhưng bộ truyền tín hiệu gần như không còn hoạt động. Bộ truyền tín hiệu FM thường được sử dụng để phát nhạc đến hệ thống âm thanh (hầu hết là xe hơi) bằng các tần số FM.
Mẫu điện thoại cuối cùng được tích hợp bộ truyền tín hiệu FM là Nokia 808 PureView ra mắt năm 2012 với camera 41MP, chạy hệ điều hành Symbian.
2. Cổng HDMI
Smartphone này xưa có xu hướng trang bị nhiều cổng, càng nhiều cổng càng tốt, một trong số đó chính là cổng HDMI, hay còn được gọi là Mini HDMI hoặc Micro HDMI.
Với cổng HDMI và dây cáp người dùng có thể xuất hình ảnh từ điện thoại ra máy chiếu, TV hoặc các loại màn hình cũng dùng cổng HDMI khá dễ dàng.
Các thiết bị hiện nay dùng cổng microUSB hoặc USB-C vẫn có khả năng xuất được hình ảnh ra màn hình nhưng vẫn phải có dây cáp MHL đặc biệt để chuyển ra HDMI mới dùng được. Chiếc smartphone cuối cùng sở hữu cổng này là BlackBerry Porsche Design P'9983 – model cao cấp của BackBerry ra mắt năm 2017 với bàn phím vật lý và chạy BB10.
3. Dock màn hình
Asus từng ra mắt chiếc smartphone là PadFone, chỉ cần gắn dock màn hình đặc biệt đi kèm thiết bị này có thể biến thành tablet, thậm chí PadFone có thể biến thành máy tính nếu kết nối thêm với bàn phím rời. PadFone X là thiết bị cuối cùng thuộc dòng sản phẩm biến hình của Asus.
Sau PadFone, nhiều thiết bị khác với tính năng gần tương tự xuất hiện như Microsoft Continuum, Samsung DeX hay Huawei Projection. Nhưng không giống PadFone, các thiết bị này sẽ biến thành máy tính khi kết nối với màn hình thông qua dock chuyển đổng dùng cổng USB-C.
4. Các tính năng của camera: Đèn flash Xenon, zoom quang, camera xoay, camera 3D
Camera trên smartphone ngày càng có nhiều cải tiến và không phải cải tiến nào cũng được đón nhận. Đèn flash Xenon là một minh chứng cho điều này. Tính năng này đã từng xuất hiện trên nhiều smartphone chuyên chụp ảnh nhưng vì kích thước quá lớn và dầy nên nhiều hãng đã loại bỏ nó, quay về đèn flash LED truyền thống.
Samsung Galaxy K zoom là thiết bị cuối cùng được trang bị đèn flash Xenon, đây cũng là một trong những model cuối cùng sở hữu ống kính zoom mở rộng.
Một phép thử nữa dành cho camera smartphone cũng thất bại đó là zoom quang. Sản phẩm nổi bật là Asus ZenFone Zoom với ống kính hỗ trợ zoom quang 3x nhưng thiết kế dày 12mm. Tính năng này cũng được hứa hẹn khá nhiều vào năm 2017 nhưng hầu như chúng ta không còn thấy sự xuất hiện của nó nữa. Oppo cũng từng giới thiệu prototype smartphone zoom quang 5x vào tháng 3 vừa qua nhưng đến nay nó vẫn chưa được ra mắt chính thức.
Trong năm vừa qua, Samsung bất ngờ ra mắt mẫu W2018 nắp gập với cấu hình mạnh, camera có khẩu độ chuyển đổi giữa f/1.5 và f/2.4.
Trước đó, Nokia N86 8MP là thiết bị cuối cùng có khả năng chuyển đổi khẩu độ camera. Các model sau này như Nokia N8, Nokia 808 PureView cũng được thay thế khả năng đổi khẩu độ bằng kính lọc ND nhưng đến thời điểm này nó không còn xuất hiện nữa.
Smartphone cuối cùng sở hữu camera xoay là Oppo N3. Theo đó, camera của thiết bị có khả năng tự động xoay chuyển chế độ chụp thông thường hoặc selfie.
Cũng nhờ cơ chế xoay này mà tạo ra nhiều bức ảnh panorama ấn tượng và chất lượng cao hơn vì các hãng thường tập trung vào camera sau thay vì camera trước. Nhưng Meizu đã làm khác bằng cách cho phép người dùng selfie bằng camera sau thông qua màn hình phụ đặt ở mặt lưng trên Meizu Pro 7.
Tính năng cuối cùng trên camera cũng thất bai đó là camera 3D (cùng màn hình 3D). LG Optimux 3D Max P720 là thiết bị cuối cùng được trang bị tính năng này.
Hầu hết các smartphone sở hữu camera 3D đều được trang bị 2 ống kính. Tuy nhiên hiện nay camera kép cũng dùng đến 2 ống kính đang dần trở nên phổ biến và làm tốt hơn, màn hình tần số 120Hz cũng tốt hơn màn hình 3D. Vì lẽ đó, chúng ta không còn thấy sự xuất hiện của camera 3D kết hợp với màn hình 3D trên các smartphone ngày nay nữa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét